Sau những ngày dài sử dụng cũng như chạy tour cùng bạn bè những cung đường dài thì khi về những thứ ta cần xem xét đầu tiên chính là lốp, '' nhiều người nói lốp xe không quan trọng '' nhưng bậy rồi không có lốp lấy gì bám đường đổ những khúc cua gắt và trên đường ta gặp phải. Và còn vô vàn các lý do khác nữa khiến lốp trở thành thứ quan trọng đầu tiên. Chia sẻ dưới đây sẽ đem đến cho anh em những kinh nghiệm nhìn nhận kĩ càng hơn về tầm quan trọng của lốp.
Hình minh họa |
Coasting !
Dạng mòn này gọi là "Coasting". Cái này thật ra chẳng có gì phức tạp, nó chỉ là tâm lý của người lái khi vào cua mà thôi. Khi bạn vào cua không đúng tốc độ hoặc thắng trễ quá thì có quá nhiều lực dồn về bánh xe đằng trước. Lúc đó thì sốc bánh phía sau không có đủ lực xuống mặt đường thì lò xo phát loạn lên, không lên xuống theo đúng chu kì để giữ xe ổn định. Khi bạn thấy hình tam giác thế này thì bình tĩnh thắng sớm 1 chút trước khi vào cua.
Dạng mòn này gọi là "Coasting" |
Coldtear
Dạng mòn này gọi là '' Coldtear '', nôm na là " Bánh mòn khi còn lạnh ". Các bạn đừng hiểu lầm bánh còn lạnh là do không đủ áp xuất không khí trong bánh. Mà là hoàn toàn ngược lại, khi bạn bơm khí nhiều quá thì mặt bánh xe căng lên, làm giảm đi diện tích bám đường. Thì lúc này bề mặt không đủ nhiệt để đưa bánh nóng đủ tạo ra loại mòn này. Với loại mòn này bạn sẽ thấy cao su của bánh tróc ra, bạn có thể thấy được vành bánh xe phía dưới. Ngoài ra điểm đặc trưng của loại mòn này là bạn có thể lấy móng tay in vào chỗ cao su đang tróc, nó sẽ có hình khuyết như móng tay của mình vào tróc ngược lại.
Dạng mòn này gọi là '' Coldtear '' |
Hard Compression
Cái này gọi là '' Hard Compression '', dịch ra là "khó ép". Bạn nào dịch ra đc hay hơn xin bình luận phía dưới để mình sửa lại. Cái này là khi phuộc của mình cứng quá và hệ thống thủy lực khi nhún xuống quá cứng. Cái này trên ống phuộc và giảm chấn sốc nó gọi là " COMPRESSION ". Xe supersport nào cũng sẽ có cài đặt này và một số xe naked. Nó sẽ là 1 con óc nhỏ, vặn qua bên phải thì cứng và vặn qua trái thì mềm. Các bạn nhớ nhé, về COMPRESSION/ÉP XUỐNG thì nó là CỨNG hoặc MỀM. Như trên tấm hình thì do phuộc ép quá cứng. Các bạn có thể thấy được các chấm đen bé bé và xung quanh chu vi đường bánh nó sáng lên. Khi thấy như vầy thì bánh xe đang làm việc quá tải vì phuộc nhún quá cứng. Để sửa vấn đề này thì các bạn vặn con ốc COMPRESSION về bên trái, như vậy hệ thống thủy lực sẽ mở và để dầu chảy thì phuộc sẽ mềm hơn.
Cái này gọi là '' Hard Compression '' |
Slow Rebound
Cái này gọi là '' Slow Rebound '', khi phuộc/sốc sau khi nhún xuống đi lên quá chậm. Trong chu kì đi lên chậm này (sau 1 giây) thì bánh xe chạm mặt đất quá lâu. Như trong hình các bạn thấy vòng đỏ gạch phía dưới chỉ tới dấu rãnh lốp dẫn đầu; Khi đi lên quá chậm thi bánh xe sẽ bị lết dưới mặt đường lâu hơn bình thường. Nó sẽ tạo rãnh lốp trước thành chỏm núi giống như trong hình, và dẫu rãnh đằng sau nó sẽ quặp xuống. Để chỉnh sửa thì trên phuộc nó sẽ có " REB " hoặc " TEN ", tượng trưng cho Rebound hoặc Tension. Nó cũng sẽ là một con ốc tương tự giống COMPRESSION. Vì quá chậm nên các bạn sẽ đi về bên trái để phuộc/sốc đi lên nhanh hơn. Khoảng tầm 3-4 tiếng click, tương đương với 1 vòng xoắn về bên trái.
Cái này gọi là '' Slow Rebound '' |
Rebound Wave
Cái này là '' Rebound wave '', nghĩa là bánh nó đang lướt sóng. Như hình bạn có thể thấy ngoài chu vi bánh nó tượng như hình những cơn sóng. Cái này là khi phuộc/sốc quá mềm. Làm khi các bạn thắng hoặc lên ga thì sườn xe nó như cái bập bệnh, nó cứ đổ vào trước vào sau liên tục. Khi phuộc và sốc không giảm được chấn động thì bánh xe lại làm việc quá tải tạo nên hình dạng này.
Cái này là '' Rebound wave '' |
Fast Rebound
Cái này gọi là '' Fast Rebound '', khi đi lên quá nhanh. Anh em họ hàng của Slow Rebound. Cũng là chỉnh REB, hoặc TEN. Thay vì đi qua trái thì các bạn phải làm nó chậm lại => đi qua phải. Như trên hình các bạn thấy dấu rãnh trước bị mòn đi và quặp xuống. Rãnh sau chưa kịp bám đường thì nó đã ko chạm đc mặt đất trong chu kì ép xuống. Nếu để lâu thì nó sẽ tạo thành một bậc thang. Tới lúc này thì chuẩn bị có bánh mới đi.
Cái này gọi là '' Fast Rebound '' |
SPRING TEAR
Loại nguy hiểm nhất: SPRING TEAR. Gọi là TỶ LỆ LÒ XO SAI DẪN ĐẾN XÉ LỐP
E hèm, khi tỷ lệ lò xo mà sai thì nó sẽ xé bánh banh xác như thế này. Ko phải nói gì thêm đi thay lo xo khác cho đúng cân nặng của mình. Trong track nó có thể hủy hoại 1 cặp bánh slick trong vòng 1 lượt chạy và không thể cứu vãn được. Bánh rất mắc $500 1 cặp.Loại nguy hiểm nhất: '' SPRING TEAR '' |
Heat Cycles
Cái này là Heat Cycles, Vòng nhiệt của bánh. Khi bánh nóng đi và lạnh lại. Khi bánh trải qua quá nhiều vòng nhiệt thì dầu trong bánh bắt đầu nổi lên. Chạy nóng lại thì dầu mất đi. Dầu màu xanh dương thì bánh còn chạy được, nhưng mà nó chuyển sang xanh lá cây thì quăng bánh xe, bởi vì bánh quá cứng và không thể nóng lên được nữa.
Cái này là '' Heat Cycles '' |
TIRE GEOMETRY TEAR
Cái này là do hình học bánh xe của xe bị sai, TIRE GEOMETRY TEAR. Bạn nào chạy 600cc mà kêu bỏ bánh cỡ 200 vào bánh sau của vành xe stock thì quên đi. Làm như vậy mặt bánh xe bị cong. Thay vì bám đường hơn thì các bạn thật sự đang mất độ bám đường vì bánh xe bị dãn, ép và cong, làm giảm diện tích bám đường và trọng tâm quá xe tâm bánh. Đổi lại bánh đúng size cho xe, xong.
Cái này là '' TIRE GEOMETRY TEAR '' |
Lốp xe quá nóng
Cái này là khi bánh quá nóng, nhựa dường và cao su của bánh chảy ra và để lại mấy cục cao su giữa rãnh bánh. Cái này là do áp suất không khí quá thấp nên bánh quá nóng. Như vậy bạn có thể bám đường hơn như bánh xe chịu rất nhiều lực và không giữ được bao lâu. Thêm 1 tý áp suất vào, cỡ 1-3 lbs.
Cái này gọi là Lốp xe quá nóng |
Hy vọng sau bài viết chia sẻ này, anh em có thể tích lũy thêm chút kinh nghiệm chăm sóc xe cho mình, và có những chuyến đi trải nghiệm những cung đường an toàn !
Nhận xét
Đăng nhận xét